Ưu tiên đầu tư hệ thống thoát nước

|

Trước tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng ngập nước ở TPHCM đã diễn biến phức tạp. Trong khi đó, nguồn lực tài chính để giải quyết vấn nạn này có hạn. Chính vì vậy, ưu tiên đầu tư những dự án, công trình để thu được kết quả mang tính chất nền tảng, căn cơ, có tác động lớn đến công tác chống ngập là việc cần cân nhắc cẩn trọng. 

Phóng vi??n Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Long Phi - một trong những chuyên gia am hiểu sâu về các vấn đề môi trường và thoát nư??c của TPHCM - xung quanh nội dung trên. 
Phay ngăn triều Rạch Đĩa chống ngập đang được thi công      Ảnh: CAO THĂNG
 Áp dụng giải pháp phù hợp từng nơi

° Phóng viên:  Nhu cầu vốn cho công tác chống ngập từ nay đến năm 2020 khoảng 73.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh phí hạn hẹp như vậy, theo ông, TPHCM nên ưu tiên đầu tư trước các dự án, công trình chống ngập nào?
° Ông Hồ Long Phi: Trong chống ngập có 4 giải pháp cơ bản, đó là: thoát nư??c, ngăn nư??c, trữ nư??c và bơm nư??c. Nếu có đủ năng lực tài chính nên triển khai đồng bộ 4 giải pháp này. Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn kinh phí quá eo hẹp như hiện nay, cần phải ưu tiên triển khai giải pháp nào có thể mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất chứ không nên làm dàn trải.  TPHCM hiện nay bị ngập do 2 nguyên nhân chính là mưa lớn và triều cường. Theo tôi, trước mắt nên ưu tiên thu xếp vốn để nâng cấp các hệ thống thoát nư??c đô thị, kết hợp với giải pháp trữ và bơm nư??c.
° Triều cường theo sông, kênh rạch, thậm chí hệ thống cống thoát nư??c tràn vào thành phố. Như vậy, cũng phải ưu tiên đầu tư các tuyến đê ngăn triều?
° Trong khi dự án kiểm soát triều khu vực phía Nam đang dần hoàn thành, các tuyến đê bao và cống ngăn triều bên bờ tả và hữu sông Sài Gòn đã đưa vào hoạt động gần đây dần phát huy hiệu quả chống ngập do triều thì ngập do mưa lại đang uy hiếp trầm trọng các quận ở vùng cao như Thủ Đức, Gò Vấp, quận 12 và ngày càng lan rộng.  Có quan điểm cho rằng, chỉ việc đầu tư để hạ thấp mực nư??c ở cửa xả, năng lực thoát nư??c sẽ tăng lên và giải quyết được ngập. Tuy nhiên, qua tính toán thủy lực cho thấy, việc hạ thấp mực nư??c là không đủ để chống ngập do mưa nếu như tuyến cống quá dài. Thực tế quan trắc cho thấy, việc ngập do mưa xảy ra ngay cả khi mực nư??c triều đang rất thấp.  Ngăn triều là một trong những giải pháp căn bản để chống ngập. Vấn đề ở đây là sự phối hợp đồng bộ giữa 4 nhóm giải pháp: thoát, ngăn, trữ và bơm nư??c. Nên thống kê toàn bộ các điểm ngập hiện tại, xem xét nguyên nhân và áp dụng các giải pháp phù hợp từng nơi. Nếu đẩy quá nhanh một nhóm giải pháp mà các giải pháp còn lại không được đầu tư đúng mức thì vẫn sẽ không giải quyết được ngập. Đồng tiền bỏ ra nếu không mang lại ngay lợi ích cho xã hội thì không nên đầu tư.Xóa bỏ tư duy bao cấp trong chống ngập    ° Trung tâm Điều hành chương trình Chống ngập nư??c TP cho biết, hệ thống cống của thành phố chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu thoát nư??c. Đáng nói, gần như toàn bộ hệ thống cống mới được đầu tư đã trở nên lạc hậu so với những biến đổi của thời tiết. Trong bối cảnh hệ thống thoát nư??c lạc hậu như vậy, nguồn lực nào đủ để hoàn thiện? ° Việc đầu tư hoàn thiện hệ thống cống thoát nư??c không đơn giản. Ngoài chi phí, còn vướng đền bù giải phóng mặt bằng… Thế nhưng, xây dựng hệ thống thoát nư??c là tối quan trọng trong một đô thị. Có thể nói, tất cả những giải pháp còn lại như hạ thấp mực nư??c, điều tiết nư??c mưa tại nguồn hay thậm chí bơm hút nư??c cũng chỉ vận hành tốt nếu như hệ thống thoát nư??c hoạt động tốt. Do vậy, TPHCM phải tập trung cho công tác này. Cũng phải nói, một trong những hạn chế của hệ thống thoát nư??c là rất dễ trở nên lạc hậu với những biến đổi của đô thị và khí hậu. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các thành phố khác trên thế giới, điều này có thể khắc phục được bằng giải pháp kết hợp bơm hướng trục trực tuyến (inline) và hồ điều tiết ngầm. ° Sau đầu tư cho hệ thống cống thoát nư??c, theo ông nên ưu tiên đầu tư cho các dự án, công trình nào? ° Ở các nư??c phát triển, hệ thống thoát nư??c và kiểm soát triều đã được hoàn chỉnh trước. Tuy nhiên, họ đang phải đối diện với nguy cơ tái ngập do biến đổi khí hậu. Do đó, các giải pháp hỗ trợ tiếp theo cho hệ thống thoát nư??c là hồ điều tiết ngầm và bơm inline.  Mỗi giải pháp đều có thế mạnh riêng. Tuy nhiên, bơm chỉ có thể hỗ trợ chống ngập khi đã có đường cống thoát nư??c; còn hồ điều tiết có thể giúp giảm ngập tại chỗ, ngay cả khi chưa có hệ thống thoát nư??c hoàn chỉnh. Điều này giúp giảm ngập cục bộ cho các tuyến hẻm, khu công nghiệp, khu dân cư bằng các khoản đầu tư nhỏ và phân bố từng năm, thay vì chờ đợi vào các khoản đầu tư lớn, vừa kéo dài vừa bấp bênh.° Trong phát triển hạ tầng kỹ thuật nói chung, các ngành như làm đường, xây cầu, xây dựng nhà máy cấp nư??c… đã có thể kêu gọi xã hội hóa đầu tư để giảm gánh nặng cho ngân sách. Ngành thoát nư??c có thể làm như vậy được không, thưa ông?
° Đây không phải khái niệm xã hội hóa mà là công bằng xã hội theo ý nghĩa là ai gây ra nguyên nhân sẽ phải góp phần giải quyết hậu quả, ai thụ hưởng sẽ phải chia sẻ, chứ không thể đổ đồng cho toàn xã hội chịu. Tôi cho rằng, đã đến lúc đưa ra quy định theo hướng, người nào, tổ chức nào xả thải nhiều; đặc biệt, tình trạng san lấp sông, kênh, rạch, bê tông hóa nhiều diện tích đất hay dự án phát triển ở những nơi thấp trũng dễ bị ngập, thậm chí đổ rác bừa bãi gây ách tắc cống… đều phải có trách nhiệm đóng phí chống ngập cho thành phố. Tư duy bao cấp trong lãnh vực chống ngập cần phải được xóa dần theo lộ trình.  Ngoài ra, Chính phủ cũng phải cam kết một khoản kinh phí phù hợp và đều đặn hàng năm để giúp thành phố chống ngập. Đây vừa là sự công bằng vừa giúp nuôi dưỡng nguồn thu. Tôi tin rằng, chúng ta không thiếu giải pháp nhưng mấu chốt vẫn là lòng tin. Nếu có thể làm cho người dân và doanh nghiệp tin tưởng, chúng ta sẽ làm được việc này. Càng công khai minh bạch và chứng minh qua kết quả công việc, tôi nghĩ rằng người dân sẽ ủng hộ.
 Hiện trên địa bàn TPHCM có 60 vị trí kênh rạch, 83 tuyến cống dài hơn 13km với 85 hầm ga và 51 vị trí cửa xả bị lấn chiếm, làm hạn chế khả năng thoát nư??c. TPHCM mới nạo vét được hơn 60,3km kênh rạch trên tổng chiều dài 4.369km (chiếm hơn 1,68%) và lắp đ??t hơn 4.176/6.000km cống thoát nư??c các loại. Tần suất thiết kế hệ thống thoát nư??c mới tương ứng với mưa có vũ lượng trong 3 giờ là 95,91mm (kênh rạch), 85,36mm (cống cấp 2) và 75,88mm (cống cấp 3). Tuy nhiên, hơn 10 năm trở lại đây đã xuất hiện 30 trận mưa lớn (bình quân 3 lần/năm); đặc biệt, trong 2 năm 2013 và 2014 có đến 3 trận mưa mà chỉ trong 60 phút, vũ lượng đã đạt tới 100 - 12mm. 
Trước năm 1995, đỉnh triều cường ở trạm Phú An (TPHCM) chưa bao giờ vượt quá 1,3m, nhưng từ năm 1995 trở lại đây, đỉnh triều cường ở trạm Phú An dâng cao theo từng năm và thường xuyên vượt mức 1,6m.
 Cải tạo 2 hệ thống thoát nư??c 

Sở Giao thông Vận tải TPHCM vừa phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hệ thống thoát nư??c đối với 2 dự án do Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nư??c TP làm chủ đầu tư. Cụ thể, dự án “Xây dựng hệ thống thoát nư??c khu vực cầu Võ Khế - đường Nguyễn Duy Trinh - cửa xả trên đường Long Thuận (quận 9)” có chi phí đầu tư khoảng 11 tỷ đồng với mục tiêu giải quyết tiêu thoát nư??c trong khu vực, góp phần cải thiện môi trường và an toàn giao thông của tuyến đường với hạng mục xây dựng cống thoát nư??c Ø800mm và các hầm thăm mới nằm giữa lòng đường, hố ga thu nư??c 2 bên đường kết nối với cống chính bằng cống ngang Ø400mm; tái lập, hoàn thiện mặt đường, cải tạo vỉa hè, bó vỉa theo thiết kế mẫu do Sở Giao thông Vận tải ban hành. Toàn tuyến có chiều dài 420m, thi công trong phạm vi mặt bằng công trình hiện hữu, không giải phóng nhà đất của nhà dân.

Dự án thứ hai là “Cải tạo hệ thống thoát nư??c đường Lam Sơn” (từ đường Phan Đăng Lưu đến cuối tuyến), thuộc quận Phú Nhuận và Bình Thạnh, mức đầu tư hơn 5 tỷ đồng. Việc cải tạo nhằm thay thế tuyến cống thoát nư??c hiện hữu đã xuống cấp, có tiết diện nhỏ và không đảm bảo thoát nư??c; đồng thời nâng cấp mặt đường, vỉa hè góp phần chỉnh trang đô thị. Công trình cải tạo gồm hạng mục xây dựng cống thoát nư??c Ø800mm và các hầm thăm mới, hố ga thu nư??c một bên đường kết nối với cống chính bằng cống ngang có đường kính 400mm. 
KHÁNH LÊ
Cổng giải trí chính thức Jixiang Longhu